Thủ phạm gây táo bón ở trẻ

Táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần 1 tuần và phân cứng, khó rặn, gây khó chịu cho bé. Trẻ thuờng bị táo bón khi thay đổi đồ ăn (chuyển từ sữa mẹ sang ăn dặm) hay thay đổi sinh hoạt (ví dụ như thời điểm trẻ bắt đầu bỏ bỉm, dùng bô, bắt đầu đi trẻ hoặc vào lớp 1, chuyển trường). Ngoài ra trẻ cũng hay bị táo bón khi đi du lịch, trong những thời gian căng thẳng, dùng thuốc gây ảnh hưởng đến hệ khuẩn có lợi ở đường ruột hoặc bị nhiễm khuẩn. Rất rất hiếm trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn bị táo bón nhưng tình trang táo bón trẻ dùng sữa công thứ lại khá phổ biến. Thông thường táo bón thường có thể tự điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, chế độ vận đông. Tuy nhiên một số trường hợp có thể bị táo bón kéo dài vài tháng và cần có trợ giúp của bác sỹ.

  1. Triệu chứng: Có đồng thời ít nhất 2 trong các triệu chứng sau đây:

-       Trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần 1 tuần

-       Phân cứng và khó rặn

-       Trẻ bị đau khi rặn

-       Trẻ bị đau bụng, chán ăn và trướng bụng

-       Có những vết xước/rách nhỏ ở hậu môn gây đau và có thể bị chảy máu

-       Trẻ đi rất nhiều phân đến nỗi đầy bồn cầu

-       Trẻ đi ngoài không tự chủ nhiều hơn 1 lần 1 tuần(ở trẻ lớn)

-       Trẻ đi tiểu nhiều hơn bình thường (do phân chènvào bàng quang)

  1. Nguyên nhân: hầu hết các trường hợp táo bón là do:

-       Thay đổi thói quen ăn uống. Ở trẻ lớn có thể là do thay đổi đồ ăn khi đi du lịch, chuyển trường. Ở trẻ nhỏ thì thường là khi bắt đầu ăn dặm, chuyển từ sữa mẹ sang ăn dặm.

-       Lượng thức ăn tăng quá nhanh khi trẻ bắt đầu ăn dặm.

-       Chế độ ăn có quá nhiều đồ ăn dễ gây táo bón hoặc trẻ ăn đồ ăn có quá nhiều chất xơ nhưng không uống đủ nước.

-       Trẻ “cố tình” nhịn: thường xảy ra khi trẻ khoảng 2 tuổi.

-       Có vết nứt ở hậu môn gây đau khi đi đại tiện khiến trẻ sợ đi đại tiện và cố nhịn.

-       Trẻ ít vận động, ngồi nhiều trước màn hình tivi, nằm trên giường nhiều…

-       Lo lắng và stress.

-       Trẻ bị bệnh: dị ứng với đạm bò, bất dung nạp gluten (có trong bột mỳ) hoặc một số bệnh khác.

Fiberplus - 1

  1. Một số đồ ăn dễ gây táo bón ở trẻ:

-       Gạo tẻ

-       Ngô

-       Nước chè

-       Quả việt quất (blueberry)

-       Carrot nấu chín (Chú ý: carrot khi ăn sống lại giúp cải thiện tình trạng táo)

-       Chuối chưa chín kĩ (Chú ý: chuối chín kĩ lại có tác dụng cải thiện tình trạng táo)

-       Sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò như phomai, pancake, pudding gạo…

-       Bánh mỳ trắng

-       Pasta (hay thường gọi là mỳ ý. Chú ý phân biệt với mỳ ý làm từ bột mỳ nguyên cám)

***Chú ý: mỗi trẻ có hệ tiêu hóa và chế độ ăn khác nhau. Thực phẩm gây táo bón ở trẻ này có thể không gây táo bón ở trẻ khác.

chuoi-xanh

  1. Điều trị:

Thông thường táo bón có thể tự điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn, giảm các thựcphẩm gây táo bón và tăng các thực phẩm giúp cải thiện tình trạng táo bón. Tùy theo lứa tuổi và nguyên nhân gây táo bón cần phối hợp thay đổi thói quen, khuyến khích họat động thể chất và có thể cần điều trị bằng thuốc.

Một số thực phẩm có thể cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ:

4.1.Với trẻ từ 6 tháng tuổi:

-      Pure mận khô hoặc pure lê: 10ml đến 20ml, 2-3 lần 1 ngày

-      Thêm 1 thìa cafe dầu ăn vào đồ ăn của trẻ

-      Tăng lượng rau củ

-      Có thể thêm 1 chút thực phẩm nguyên cám (ví dụ như gạo lứt) vào chế độ ăn của trẻ.

-      Ở nước ngoài có thể cho trẻ ăn thêm 1 thìa cafe messmör (whey, whey butter), là một sản phẩm “thừa” trong quá trình sản xuất bơ, phomai).

4.2.Với trẻ từ 8 tháng tuổi

-       Các thực phẩm nguyên cám (ví dụ gạo lứt), cháo yến mạch. Chú ý tăng lượng nước uống đồng thời duy trì sữa mẹ với lượng như trước đây. Nếu trẻ ăn nhiều thực phẩm nguyên cám những lại ít uống nước thì lại dễ gây táo bón.

-       Rau củ: xúp lơ trắng, xúp lơ xanh, khoai tây. Có thể cho trẻ ăn một số rau củ sống như carrot, dưa chuột, bí ngòi…

-       Pure hoa quả như mận khô, lê, kiwi, dứa, táo, đào, quả fikon, nho khô

-       Sữa chua (chú ý sữa chua từ sữa bò không nên cho trẻ ăn quá nhiều trước khi trẻ được 1 tuổi, chỉ nên ăn vào bữa phụ, trộn cùng hoa quả)

-       Thêm dầu ăn vào chế độ ăn của trẻ.

-       Messmör (whey, whey butter)

Với những trẻ lớn cần khuyến khích trẻ vận động, uống nhiều nước, tạo thói quen đị đại tiện vào một giờ nhất định (nên là sau khi ăn).

  1.    Phòng ngừa táo bón ở trẻ

5.1.Chế độ ăn uống:

-      Ăn uống đa dạng thực phẩm, thay đổi thực phẩm trong mỗi bữa ăn.

-      Rau và trái cây cần được ăn hàng ngày.

-      Ăn bánh mỳ nguyên cám thay cho bánh mỳ trắng.

-      Khoai tây và pasta nguyên cám thay cho gạo tẻ và pasta trắng.

-      Ăn uống vừa đủ các sản phẩm từ sữa.

-      Uống nhiều nước. Ở trẻ lớn nên đặt mụctiêu cho trẻ 1 cốc nước sau mỗi bữa ăn.

5.2.Vận động

Khuyến khích trẻ vận động nhiều, tránh ngồi một chỗ trước màn hình tivi,máy tính, ipad…

5.3.Tạo thói quen vệ sinh

Tạo thói quen đi vệ sinh vào 1 giờ cố định trong ngày. Trẻ có thể cần được nhắc nhở trong việc đi vệ sinh. Có thể cho trẻ ngồi trên toalett 10-15ph mỗi ngày vào 1 giờ cố định măc dù không đi ngoài.

  1.     Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

-      Trẻ đau bụng quằn quại.

-      Toát mồ hôi lạnh và trướng bụng.

-      Trẻ bị nôn.

-      Có máu và dịch nhầy trong phân của trẻ (chú ý phân biệt với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn).

Ngoài ra để phòng tránh và điều trị táo bón cho con hiệu quả và nhanh nhất các mẹ nên sử dụng các sản phẩm bổ sung chất xơ cho con như Fiberplus Baby. Mọi thông tin tư vấn có thể liên hệ đến số hotline 18001004/ 0979291920.

43_10

Nguồn: Tổng hợp

Các bình luận

Bình Luận

Chia sẻ:

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

link 188bet khong bi chan

link vao 188bet

in tờ rơi giá rẻ hà nội

in tờ rơi giá rẻ hà nội

chung chi a2

dịch tiếng anh chính xác nhất

dịch tiếng anh sang tiếng việt nhanh nhất

dịch tiếng anh bằng hình ảnh

đau khớp gối

keobongda