Táo bón trẻ em chớ coi thường

Taó bón ở trẻ em

Táo bón là bệnh thường gặp ở con trẻ dẫn đến đầy bụng, đau bụng, quấy khóc, sợ đi đại tiện. Về lâu dài khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Có những biện pháp điều trị táo bón đơn giản, hiệu quả lại đang là ẩn số đối với các bà mẹ

Biểu hiện táo bón ở trẻ em

Táo bón ở trẻ là hiện tượng trẻ đi ngoài phân khô cứng, số lượng phân ít, khoảng cách giữa 2 lần đi cách nhau trên 3 ngày hoặc đi ngoài ít hơn 3 lần 1 tuần, trẻ đi ngoài phải rặn mạnh. Khi khám bụng có thể sờ thấy từng cục lổn nhổn ở vùng bụng dưới, trường hợp nặng có thể quan sát thấy biểu hiện của trĩ, nứt hoặc chảy máu hậu môn.

tao bon 4 - fiber

Nguyên nhân gây táo bón

Thức ăn sau khi được tiêu hóa và hấp thu ở ruột non, tới đại tràng phần lớn nước được hấp thu lại, phân đóng thành khuôn sẽ đi xuống đại tràng sigma, được tích lại đến khi đủ khối lượng sẽ đi xuống trực tràng và kích thích niêm mạc trực tràng gây phản xạ mót rặn. Lúc này đại tràng cùng các cơ thành bụng và cơ vòng hậu môn sẽ co bóp mạnh tống phân ra ngoài. Trẻ bị táo bón khi phân quá khô cứng hoặc trực tràng và hậu môn giảm nhu động không tống phân ra ngoài được. Táo bón ở trẻ chủ yếu do 2 nguyên nhân chính sau:

Táo bón chức năng

Táo bón chức năng là dạng táo bón không có tổn thương hoặc rối loạn nhu động đường tiêu hóa, đây là dạng táo bón phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ mắc táo bón chức năng chủ yếu do chế độ ăn ít chất xơ, uống không đủ nước, ăn nhiều thức ăn cứng, ít vận động hoặc do thói quen hay nhịn đại tiện thời gian dài. Ngoài ra, tình trạng táo bón cũng xảy ra khi trẻ bị sốt cao hoặc uống các thuốc làm giảm nhu động ruột, thuốc làm phân khô lại (sắt, thuốc chứa tanin…). Nếu trẻ nhịn đi ngoài lâu, lượng nước trong phân bị hấp thu lại nhiều làm phân trở nên khô cứng sẽ gây ra hiện tượng táo bón.

Táo bón bệnh lý:

Trẻ bị táo bón bệnh lý khi có tổn thương ống tiêu hóa như xoắn ruột, tắc ruột, hẹp hậu môn, có các khối u trực tràng hoặc có tổn thương tủy, màng não do mất phản xạ mót rặn.

Hậu quả của táo bón

Táo bón không quá nguy hiểm nên thường bị bỏ qua, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ ở trẻ em.

Táo bón là nguyên nhân hàng đầu làm trẻ đầy bụng dẫn đến biếng ăn, bỏ ăn, ăn uống không tiêu. Trẻ em bị táo bón lúc nào cũng có cảm giác khó chịu, chướng bụng, kém hấp thu dinh dưỡng làm trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Phân bị ứ đọng lâu trong trực tràng làm kích thích và có thể gây rối loạn thần kinh: mệt mỏi, bồn chồn, hay quấy khóc, dễ cáu giận, mất tập trung ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. Tuần hoàn và nhu động trực tràng bị giảm do sự tích tụ phân lâu ngày gây bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt hậu môn.

Sự lưu phân lâu trong đường tiêu hóa làm gia tăng vi khuẩn có hại, các độc tố do các vi khuẩn này sinh ra bị nhiễm vào máu làm nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thậm chí gây nhiễm độc máu và thần kinh.

Xử trí táo bón ở trẻ

Táo bón dù bất cứ nguyên nhân nào việc điều trị cũng phải bắt đầu bằng thay đổi lối sống và chế độ ăn.

Uống đủ nước

Trẻ uống ít nước rất hay bị táo bón. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ nặng 10kg cần 1000ml nước mỗi ngày (kể cả sữa, nước hoa quả); với các trẻ nặng trên 10kg, mỗi kg cần bổ sung thêm 50ml nước, hạn chế các loại nước ngọt có gas

43_10.

Dược sĩ tư vấn: 0979291920

Đặt hàng tại đây.

Nguồn: TH

Các bình luận

Bình Luận

Chia sẻ:

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

link 188bet khong bi chan

link vao 188bet

in tờ rơi giá rẻ hà nội

in tờ rơi giá rẻ hà nội

chung chi a2

dịch tiếng anh chính xác nhất

dịch tiếng anh sang tiếng việt nhanh nhất

dịch tiếng anh bằng hình ảnh

đau khớp gối

keobongda